5 Tác hại nguy hiểm của việc nặn mụn sai cách

Gần đây, xuất hiện nhiều thông tin về một số trường hợp nặn mụn gây chết người. Thực tế việc nặn mụn không đúng cách không chỉ làm da xấu thêm mà còn khiến cho mụn phát triển hơn, nguy cơ gây nhiễm trùng cao. Cùng tìm hiểu về vấn đề này dưới đây.

Nặn mụn ở vị trí nguy hiểm

Ở mặt chúng ta có vùng tam giác chết kéo dài tự khóe miệng lên hai cánh mũi. Bộ phận thần kinh ở chỗ này nối liền với phía sau não và khoang mũi, nhiễm trùng dễ gây liệt, mù, thậm chí nếu ai yếu có thể dẫn đến tử vong.

  “Tam giác chết người” khi lặn mụn
  “Tam giác chết người” khi lặn mụn

Nặn phải các loại mụn chết người

Mụn đinh râu, mụn thịt thường bị nhầm với mụn trứng cá…. Khi chúng ta nặn chúng có thể gây nguy hiểm tới máu và hệ thần kinh, có thể gây nguy hiểm tính mạng. Nên bạn hãy phân biệt kĩ 2 loại mụn này nhé!

Thói quen xấu khi nặn mụn

Bạn hay có thói quen sờ thấy mụn trên mặt là xử lý luôn, nhưng dầu nhờn, bụi bặm, bẩn trên da sẽ dễ xâm nhập hơn khi bạn nặn mụn, và khiến mụn tồi tệ thêm. Bất kể bạn nặn mụn nhẹ nhàng hay “thô bạo” cũng đều tạo nên một lực tác động nhất định với da. Trong tình trạng da đang yếu vì mụn, hành động này sẽ khiến da càng tổn thương, từ đó hình thành thâm và sẹo rỗ. Việc sử dụng các công cụ lấy mụn khác cũng có thể tạo ra sẹo mụn.

Dụng cụ mất vệ sinh

Sử dụng chính tay của mình hoặc cây lấy nhân mụn không được tiệt trùng chính là một trong những cơ hội cho vi khuẩn và các loại bệnh ngoài da tấn công da mặt.

Bên cạnh đó, chúng ta không phải bác sĩ da liễu và không biết khi nào thì nhân mụn đã thật sự “chín” để có thể nặn ra. Nặn mụn lúc còn non sẽ vô tình xé rách lớp biểu bì trên cùng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào da. Mặt khác, ngón tay là nơi tập trung nhiều bụi bẩn và vi khuẩn do tiếp xúc trong sinh hoạt hàng ngày. Loại “dụng cụ” nặn mụn này sẽ khiến vết mụn tồi tệ hơn, nhiễm trùng sâu và lâu lành.

Không nên động chạm vào khu vực có mụn quá nhiều
Không nên động chạm vào khu vực có mụn quá nhiều

Không sát trùng sau khi nặn mụn

Bạn cứ nghĩ rằng nặn được nhân mụn ra là xong, sau đó lau qua loa rồi bôi thuốc nhưng chính điều đó, vi khuẩn, chất dịch trong quá trình nặn sẽ tạo ổ trên vết mụn, làm mụn mãi không khỏi.

Nặn mụn tạo cơ hội cho chất dịch trong mụn và vi khuẩn tràn ra ngoài, lan rộng ra bề mặt da, nguy hiểm hơn là còn có thể “chui” vào sâu hơn lỗ chân lông, góp phần gây nên tình trạng mụn diện rộng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần nặn một nốt mụn thôi, lỗ chân lông xung quanh cũng có nguy cơ tổn thương và dễ lên mụn hơn.

Lưu ý về vấn đề nặn mụn

– Nặn mụn không phải cách trị mụn hiệu quả nhất. Nếu muốn lấy sạch nhân mụn, bạn có thể sử dụng các phương pháp detox da hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

– Trong trường hợp khám da liễu và được yêu cầu nặn mụn, hãy để bác sĩ thực hiện việc đó thay vì tự nặn ở nhà.

– Với bất kì vết thương hở nào trên vùng bị mụn, bạn cũng cần sát trùng bằng nước muối loãng.

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *