Cách điều trị mụn trứng cá tại nhà từ nhẹ đến nặng

Mụn trứng cá, hay còn gọi là mụn đầu đen, là một vấn đề da thường gặp. Đây là những nốt mụn nhỏ, màu đen hoặc nâu, thường xuất hiện trên vùng mặt, đặc biệt là trên mũi, cằm và trán. Đây là các lỗ chân lông bị bít kín bởi tạp chất, dầu và tế bào da chết. Trị mụn trứng cá tại nhà có thể được thực hiện bằng các phương pháp đơn giản như sau.

Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá là một vấn đề da liễu khá phổ biến, có thể gặp ở cả nam và nữ trong nhiều độ tuổi. Đây là kết quả của tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông/nang lông gây ra bởi bã nhờn, vi khuẩn và tế bào da chết. Thanh thiếu niên, thanh niên là các đối tượng chủ yếu hay bị mụn bởi liên quan tới những thay đổi về nội tiết tố.(1)

Thế nhưng người ở độ tuổi khác cũng có nguy cơ bị mụn – thậm chí bị nặng – nếu không biết cách chăm sóc da và sinh hoạt phù hợp.

Có nhiều loại mụn trứng cá, trong đó phổ biến nhất là các loại mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn mủ, mụn do nấm (viêm nang lông do nấm)… Mụn trứng cá thường xuất hiện nhiều nhất ở mặt, trán, ngực, vai và vùng lưng trên.

Mụn trứng cá không gây nguy hiểm tới sức khỏe chung nhưng nếu không biết cách điều trị mụn trứng cá sớm thì mụn có thể ảnh hưởng nhiều tới da như gây đau, để lại sẹo hoặc nhiễm trùng. Không chỉ thế mụn còn tác động không nhỏ tới tâm lý khi có thể gây ra mặc cảm, tự ti, thậm chí là stress, trầm cảm.

Tác hại của mụn trứng cá

Cách điều trị mụn trứng cá tại nhà
Cách điều trị mụn trứng cá tại nhà

Mụn trứng cá có thể gây ra một số tác hại nhất định cho da và tự tin của bạn. Dưới đây là một số tác hại phổ biến của mụn trứng cá:

  1. Tình trạng da không đều: Mụn trứng cá khiến da trông không đều màu và không mịn màng. Những nốt mụn đen nhỏ có thể xuất hiện trên vùng mặt, đặc biệt là trên mũi, cằm và trán.
  2. Tăng nguy cơ viêm nhiễm: Khi bạn cố gắng nặn mụn trứng cá, đặc biệt là bằng tay hoặc công cụ không vệ sinh, bạn có thể gây tổn thương cho da và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm.
  3. Sẹo và vết thâm: Nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, mụn trứng cá có thể gây sẹo và vết thâm trên da. Điều này làm cho da trông không đều màu và không hoàn hảo.
  4. Ảnh hưởng đến tự tin và tâm lý: Mụn trứng cá có thể ảnh hưởng đến tự tin và tâm lý của bạn. Tình trạng da không đều màu và mụn trứng cá có thể làm bạn cảm thấy tự ti và mất tự tin trong giao tiếp xã hội.
  5. Tăng nguy cơ tái phát mụn: Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, mụn trứng cá có thể tái phát và lan rộng trên vùng mặt.

Để tránh tác hại của mụn trứng cá, hãy chăm sóc da một cách kỹ lưỡng, tuân thủ các phương pháp điều trị và không tự ý nặn mụn. Nếu tình trạng mụn trứng cá không được cải thiện sau một thời gian dài hoặc tái phát nhiều lần, nên tìm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ da liễu

Đối tượng hay nổi mụn trứng cá trên mặt

Mụn trứng cá có thể xuất hiện trên mặt của bất kỳ ai, nhưng có một số đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng này hơn:

  1. Da dầu: Người có loại da dầu dễ bị mụn trứng cá hơn do tuyến dầu hoạt động quá mức, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn.
  2. Da mụn: Những người đã từng gặp vấn đề về mụn trước đây, như mụn trứng cá hoặc mụn viêm, có nguy cơ cao hơn bị tái phát mụn trứng cá.
  3. Thay đổi hormone: Sự thay đổi hormone trong cơ thể, chẳng hạn như trong thời kỳ dậy thì, mang thai, tiền kinh nguyệt hoặc vào giai đoạn mãn kinh, có thể làm tăng khả năng bị mụn trứng cá.
  4. Sử dụng mỹ phẩm không đúng cách: Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với loại da của bạn hoặc sử dụng quá nhiều mỹ phẩm có thể làm tăng nguy cơ mụn trứng cá.
  5. Stress: Stress và căng thẳng có thể làm tăng sản xuất dầu trong da và ảnh hưởng đến cân bằng hormone, góp phần vào việc xuất hiện mụn trứng cá.

Tuy nhiên, mụn trứng cá có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, không phân biệt giới tính và độ tuổi. Điều quan trọng là chăm sóc da một cách đúng cách và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa mụn để giảm nguy cơ mụn trứng cá.

Phương pháp điều trị mụn trứng cá tại nhà trung bình đến nặng

Mụn trứng cá có tự hết được không? -
mụn

Việc điều trị mụn trứng cá thuộc dạng trung bình đến nặng với các biểu hiện như: thời gian xuất hiện lâu, kéo dài dai dẳng, số lượng mụn nhiều, mụn đang ở tình trạng viêm nhiễm/sưng tấy gây đau nhức, mụn có thể xuất hiện ở cả lưng và ngực, có sẹo mụn,…. sẽ mang tính y khoa nhiều hơn là hành động tự chăm sóc với nhiều loại thuốc là liệu pháp khác nhau.(4)

1. Thuốc bôi ngoài da

Thuốc bôi ngoài da không kê toa thường là lựa chọn đầu tiên khi muốn điều trị mụn trứng cá. Một số loại thuốc bôi được kê toa thường gặp bao gồm:

  • Retinoids và các loại thuốc có công dụng tương tự retinoid: Thuốc có chứa axit retinoic hoặc tretinoin; ở dạng kem, gel hoặc lỏng. Bạn nên dùng vào buổi tối. Khi mới sử dụng nên “làm quen” 3 lần/tuần, sau đó tăng dần lên cho đến khi da đã quen thuốc thì dùng mỗi ngày. Lưu ý: Không dùng tretinoin cùng lúc với benzoyl peroxide vì đây đều là 2 hoạt chất mạnh dễ gây kích ứng da nếu không có sự kiểm soát tốt.
  • Kháng sinh: Có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và làm giảm triệu chứng viêm, mẩn đỏ của mụn. Trong thời gian đầu điều trị (khoảng vài tháng), người bị mụn trứng cá trung bình hoặc nặng có thể cần phải kết hợp cả retinoid cùng kháng sinh.
  • Axit azelaic: Là một loại axit tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn bắt nguồn từ một loại nấm men. Với tỷ lệ 20%, kem hoặc gel có chứa axit azelaic khi dùng 2 lần/ ngày mang đến công dụng trị mụn hiệu quả như nhiều phương pháp điều trị thông thường. Phương pháp điều trị mụn trứng cá này do có thành phần này khá an toàn nên sử dụng được cho phụ nữ mang thai và mẹ đang cho con bú. Nếu có tác dụng phụ thì cũng chỉ dừng lại ở việc kích ứng da nhẹ.
  • Dapsone (Aczone): Gel bôi có chứa 5% Dapsone được khuyên dùng cho trong cách điều trị mụn trứng cá viêm, đặc biệt là ở phụ nữ.

2. Thuốc uống

Trong trường hợp thuốc bôi chưa đủ tác dụng sẽ cần thêm thuốc uống khi điều trị mụn trứng cá.

  • Thuốc kháng sinh: Thông thường loại thuốc uống được dùng trong điều trị mụn là tetracycline (minocycline, doxycycline) hoặc macrolid (erythromycin, azithromycin). Trong đó macrolid dùng được cho những đối tượng không dùng được tetracyclin – kể cả thai phụ hoặc trẻ em dưới 8 tuổi. Kháng sinh trị mụn đường uống thường được dùng trong thời gian ngắn và có thể kết hợp với loại thuốc khác để ngăn ngừa tình trạng kháng kháng sinh.
  • Thuốc tránh thai phối hợp: Các sản phẩm kết hợp progestin và estrogen là loại thuốc tránh thai kết hợp có thể sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên cần mất vài tháng dùng thuốc để phát huy công dụng.
  • Thuốc kháng androgen: Dùng trong trường hợp phụ nữ và trẻ em gái vị thành niên không đáp ứng thuốc kháng sinh. Thuốc có khả năng ngăn chặn tác động của nội tiết tố androgen lên tuyến tiết dầu. Căng ngực hoặc đau bụng trong kỳ kinh nguyệt là 2 tác dụng phụ thường gặp của thuốc.
  • Isotretinoin: Một xuất dẫn của vitamin A; có thể kê đơn cho người bị mụn trứng cá vừa hoặc nặng không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Tác dụng phụ tiềm ẩn của Isotretinoin có thể là viêm ruột, trầm cảm hoặc gây dị tật bẩm sinh. Do đó khi sử dụng, người bị mụn cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và thường xuyên theo dõi các tác dụng phụ.

Các liệu pháp điều trị thuốc nội tiết tố và isotretinoin chỉ sử dụng khi thuốc kháng sinh không hiệu quả

>> Xen thêm cách trị mụn trứng cá  tuổi dậy thì

3. Liệu pháp trị liệu khác

Ngoài việc dùng thuốc, việc dùng hoặc kết hợp một số liệu pháp dưới đây cũng là các phương pháp điều trị mụn trứng cá hiệu quả.

  • Liệu pháp ánh sáng: Tia cực tím (UV) có thể được ứng dụng để loại bỏ mụn nhưng bởi nguy cơ gây ung thư da nên đã không còn dùng đến. Thay vào đó bác sĩ sẽ sử dụng các bước sóng nhất định của ánh sáng xanh hoặc đỏ để tiêu diệt vi khuẩn mà không gây tổn thương da.
  • Peel da: Là phương pháp tẩy tế bào chết cho da bằng công nghệ hóa học với các thành phần như axit salicylic, axit glycolic hoặc axit retinoic. Liệu pháp này giúp cải thiện vẻ ngoài của da; tuy nhiên kết quả không kéo dài lâu và người bệnh cần thực hiện lặp lại định kỳ.
  • Lấy nhân mụn: Cách điều trị mụn trứng cá này sẽ cần dùng dụng cụ lấy mụn chuyên biệt để loại bỏ nhân mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen hoặc các mụn nang. Kỹ thuật này giúp tạm thời cải thiện tình trạng mụn nhưng có nguy cơ để lại sẹo lớn nếu thực hiện không đúng cách.
  • Tiêm steroid: Các tổn thương da dạng mụn nốt và dạng nang có thể được điều trị bằng cách tiêm steroid. Liệu pháp này đã giúp cải thiện nhanh chóng và giảm đau. Các tác dụng phụ có thể bao gồm mỏng và đổi màu da ở vùng trị liệu.

4. Đối với trẻ em tuổi dậy thì

Theo hướng dẫn từ Học viện Da liễu Hoa Kỳ(5), các thuốc bôi tại chỗ benzoyl peroxide, adapalene và tretinoin có thể dùng được cho trẻ thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì mà không có nguy cơ cao tác dụng phụ.

Hầu hết các thuốc liên quan tới cách điều trị mụn trứng cá đều khuyến cáo dùng cho người từ 12 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trẻ em nhỏ hơn 12 tuổi vẫn có thể bị mụn. Khi trẻ bị mụn, tốt hơn hết phụ huynh nên đưa trẻ thăm khám chuyên khoa để có loại thuốc/liều lượng thuốc điều trị thích hợp

Một số cách trị và phòng ngừa mụn trứng cá tại nhà

Bạn có thể giảm nguy cơ bị mụn trứng cá nhờ vào những bước chăm sóc da đúng cách tại nhà.

  • Rửa mặt hằng ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa kiềm và kiểm soát dầu.
  • Sử dụng các sản phẩm trang điểm gốc nước hoặc có nhãn dán “không gây dị ứng” để giảm khả năng gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Luôn tẩy trang và làm sạch da trước khi ngủ.
  • Tránh để vùng da bị mụn tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng như ánh nắng mặt trời, tóc, quần áo, khẩu trang kém vệ sinh,…
  • Chế độ ăn uống cân bằng đạm và chất xơ; uống đủ nước.
  • Cân bằng cuộc sống, tránh căng thẳng.

Tuy nhiên với tình trạng mụn trung bình hoặc nặng, nếu sau vài tuần tự điều trị mụn trứng cá tại nhà hoặc dùng thuốc không có cải thiện thì bạn cần tìm đến các cơ sở điều trị mụn chuyên nghiệp càng sớm càng tốt.

Mẹo giảm mụn nhanh chóng

  1. Rửa mặt đều đặn: Hãy rửa mặt hàng ngày bằng một sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng và không gây kích ứng da. Đặc biệt, chú trọng vùng mặt có xuất hiện mụn trứng cá.
  2. Sử dụng sản phẩm chứa acid salicylic: Acid salicylic có khả năng làm sạch sâu trong lỗ chân lông và loại bỏ tạp chất, dầu và tế bào da chết. Sử dụng một sản phẩm chứa acid salicylic như toner hoặc kem trị mụn có thể giúp làm giảm tình trạng mụn trứng cá.
  3. Thực hiện xông hơi mặt: Xông hơi mặt giúp mở lỗ chân lông và làm mềm cặn bã, tạo điều kiện thuận lợi để làm sạch mụn trứng cá. Hãy nhớ thực hiện xông hơi mặt một cách cẩn thận và không quá lâu để tránh làm tổn thương da.
  4. Sử dụng băng miếng chuyên dụng: Băng miếng chuyên dụng có thể giúp bạn loại bỏ mụn trứng cá một cách an toàn và hiệu quả. Đặt băng miếng lên vùng mụn trứng cá trong một khoảng thời gian nhất định để hút và loại bỏ tạp chất từ lỗ chân lông.
  5. Tránh việc nặn mụn trứng cá: Tuy có cảm giác muốn nặn mụn trứng cá, nhưng việc này có thể gây viêm nhiễm và sẹo trên da. Tránh nặn mụn trứng cá bằng tay hoặc công cụ không vệ sinh.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi các biện pháp tự chăm sóc, điều trị không làm sạch mụn thì bạn cần đến bác sĩ da liễu để nhận được điều trị chuyên sâu. Bác sĩ sẽ khám, soi da…và kê đơn thuốc uống, thuốc bôi và hướng dẫn thêm về các cách chăm sóc da cho phù hợp với tình trạng bệnh.

Ở người trưởng thành, mụn trứng cá đột ngột xuất hiện nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh đã có từ trước. Do đó bạn nên đi khám sớm không chỉ để điều trị mụn mà còn nhằm chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiềm ẩn.

Ngoài ra, nếu trong thời gian sử dụng các sản phẩm chăm sóc da gặp phải tình trạng ngất xỉu, khó thở, căng cứng cổ họng, sưng mặt/ mắt/ môi/ lưỡi,… cũng cần tìm tới bác sĩ ngay lập tức. Đây là một trong các dấu hiệu cảnh báo dị ứng phản ứng.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi nhiều năm kinh nghiệm và hệ thống thiết bị y tế hiện đại, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện. Để đặt lịch khám và điều trị với bác sĩ Da liễu thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể lựa chọn các cách sau đây:

Mụn trứng cá dễ gặp phải nhưng có rất nhiều phương pháp có công dụng tốt có thể giúp giảm mụn và phục hồi làn da. Dù cách điều trị mụn trứng cá bằng các loại thuốc hay liệu pháp y khoa thì đều cần có sự kết hợp với cách sinh hoạt lành mạnh để vừa loại bỏ vừa ngăn ngừa mụn quay lại, đồng thời chăm sóc da khỏe đẹp hơn.

Trị mụn trứng cá tại nhà là một cách tiết kiệm và thuận tiện để giảm thiểu tình trạng mụn trứng cá trên mặt.

Related Posts