Dưỡng cứng móng là quá trình chăm sóc và bảo vệ móng tay để giữ cho chúng khỏe mạnh, chắc chắn và tránh tình trạng gãy, chẻ hoặc bị yếu. Dưới đây là một số lời khuyên để bắt đầu quá trình dưỡng cứng móng.
Có một số vấn đề liên quan đến móng tay mà nhiều người gặp phải. Dưới đây là một số vấn đề phổ biến liên quan đến móng tay:
- Móng tay yếu: Móng tay yếu có thể gãy dễ dàng, chẻ, hoặc bị vỡ. Điều này có thể do yếu tố di truyền, thiếu dinh dưỡng, hoặc tiếp xúc với các chất hóa học mạnh.
- Móng tay khô và thiếu độ ẩm: Móng tay khô có thể dẫn đến tình trạng móng bị gãy, chẻ hoặc bong tróc. Điều này thường xảy ra do thiếu độ ẩm hoặc do tiếp xúc với nước quá nhiều.
- Móng tay bị nhiễm nấm: Nhiễm nấm móng là một vấn đề phổ biến, nó gây ra sự thay đổi màu sắc, độ dày và hình dạng của móng tay. Móng tay nhiễm nấm thường trở nên dễ vỡ và có mùi khó chịu.
- Móng tay bị viêm nhiễm: Móng tay bị viêm nhiễm thường gây đau, sưng và đỏ. Viêm nhiễm móng tay có thể do tổn thương, nhiễm trùng vi khuẩn hoặc nấm.
- Móng tay bị bệnh lý: Có một số bệnh lý như xoắn móng, móng hỏng, hoặc bệnh móng tay sẹo có thể gây ra các vấn đề về móng tay.
Để giữ móng tay khỏe mạnh, hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng, hạn chế tiếp xúc với chất hóa học mạnh, sử dụng sản phẩm chăm sóc móng an toàn và thường xuyên kiểm tra sức khỏe của móng tay. Nếu bạn gặp phải bất kỳ vấn đề nào liên quan đến móng tay, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc móng tay để được tư vấn và điều trị thích hợp.
Nguyên nhân làm móng tay yếu
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng móng tay yếu. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Thiếu dinh dưỡng: Móng tay yếu có thể là dấu hiệu của thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, vitamin C, vitamin E, biotin, sắt, kẽm và canxi. Thiếu các chất dinh dưỡng này có thể làm cho móng tay trở nên mỏng yếu và dễ gãy.
- Tiếp xúc với chất hóa học: Tiếp xúc liên tục với các chất hóa học mạnh như chất tẩy, dung môi hay chất làm sạch có thể làm móng tay trở nên yếu. Các chất hóa học này có thể làm mất độ ẩm tự nhiên của móng tay, làm khô móng và làm giảm tính linh hoạt của nó.
- Tác động vật lý: Móng tay cũng có thể bị yếu do tác động vật lý như việc sử dụng móng giả, cắt móng tay quá ngắn, sử dụng công cụ chăm sóc móng không đúng cách hoặc bị tổn thương do va đập.
- Bệnh lý: Các bệnh lý như bệnh tổn thương gan, bệnh lý tiểu đường, bệnh lý tuyến giáp và bệnh lý tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của móng tay và làm cho chúng trở nên yếu.
- Tuổi tác: Móng tay tự nhiên cũng có thể trở nên yếu dần theo thời gian. Khi tuổi tác tăng, quá trình sản xuất keratin trong móng tay giảm, làm cho móng trở nên mỏng và yếu hơn.
Để giữ cho móng tay khỏe mạnh, hãy chú trọng đến việc cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, tránh tiếp xúc với các chất hóa học mạnh, bảo vệ móng tay khỏi tổn thương vật lý và kiểm tra sức khỏe tổng thể để phát hiện và điều trị các vấn đề liên quan đến sức khỏe móng tay.
Bí quyết dưỡng cứng móng tay
Để dưỡng cứng móng tay, bạn có thể áp dụng những bí quyết sau:
- Cung cấp đủ dinh dưỡng: Bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, vitamin C, vitamin E, biotin, sắt, kẽm và canxi. Các nguồn dinh dưỡng phong phú bao gồm rau xanh, trái cây, hạt, cá hồi, thịt gà, đậu và sữa chua.
- Đảm bảo đủ nước: Uống đủ nước hàng ngày giúp duy trì độ ẩm cho móng tay và làm cho chúng mạnh mẽ hơn. Hãy cố gắng uống ít nhất 8 ly nước trong ngày.
- Tránh tiếp xúc với chất hóa học mạnh: Đảm bảo rằng móng tay không tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy, dung môi hay chất làm sạch có chứa các chất hóa học mạnh. Nếu không thể tránh được, hãy đảm bảo sử dụng bảo hộ như găng tay để bảo vệ móng tay khỏi chất tác động.
- Sử dụng dầu dưỡng móng: Dùng dầu dưỡng móng tự nhiên hoặc dầu dừa để dưỡng ẩm cho móng tay. Mát-xa dầu nhẹ nhàng lên móng tay hàng ngày để giữ cho móng mềm mại và cung cấp độ ẩm.
- Hạn chế sử dụng công cụ móng tay: Tránh cắt móng tay quá ngắn hoặc sử dụng công cụ móng tay không phù hợp. Sử dụng các công cụ móng tay sạch sẽ và cẩn thận để tránh tổn thương móng tay.
- Bảo vệ móng tay: Khi tiếp xúc với nước, hóa chất hoặc công việc cần sử dụng tay nhiều, hãy đảm bảo sử dụng găng tay bảo vệ để giữ cho móng tay an toàn và khỏe mạnh.
- Kiểm tra sức khỏe tổng thể
10 cách dưỡng cứng móng tay dài và cứng tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên
Nếu bạn đang băn khoăn không biết có cách để móng tay nhanh dài trong 1 tuần nào thì đừng bỏ lỡ những cách tận dụng nguyên liệu thiên nhiên trong chăm sóc móng mà bài viết gợi ý dưới đây.
Cách dưỡng cứng móng tay dài và cứng bằng dầu oliu
Trong dầu oliu có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa và cung cấp độ ẩm cực tốt cho làn da và móng tay. Đồng thời, một số loại vitamin như vitamin E, vitamin A, vitamin D và khoáng chất thiết yếu có trong dầu oliu giúp móng ngay dài và khỏe mạnh hơn rất nhiều.
Cách dưỡng móng tay dài và cứng như sau:
- Bước 1: Làm sạch móng tay bằng sản phẩm rửa tay để loại bỏ hết bụi bẩn, tạp chất có trong móng tay.
- Bước 2: Lấy một lượng dầu oliu vừa đủ vào một cái chén sau đó thoa trực tiếp lên trên móng tay trước khi đi ngủ.
Lưu ý: Nên thực hiện cách làm móng tay chắc khỏe và nhanh dài hơn bằng dầu oliu từ 2 – 3 tuần mỗi lần trước khi đi ngủ để móng phục hồi và chắc khỏe hơn.
Dùng dầu dừa dưỡng móng chắc khỏe, nhanh dài
Cũng tương tự như dầu oliu, trong dầu dừa có chứa nhiều các dưỡng chất tự nhiên rất có lợi cho móng như vitamin E, vitamin C. Bên cạnh đó, dầu dừa còn chứa đến hơn 20 loại kháng khuẩn có khả năng kháng viêm, nấm như acid lauric, acid capric… giúp đầu ngón tay chắc khỏe, hạn chế xơ gãy cực tốt
>> Xem thêm cách dưỡng móng chân bị hư
Cách dưỡng móng tay dài và cứng như sau:
- Bước 1: Bạn hãy rửa tay bằng nước ấm trước khi đi ngủ để làm sạch móng tay.
- Bước 2: Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ massage hết các đầu ngón tay.
- Bước 3: Để nguyên đi ngủ qua đêm và rửa tay lại vào sáng mai.
Dưỡng móng tay nhanh dài, chắc khỏe bằng cà chua
Cà chua là một loại trái cây khá quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Không chỉ mang đến những lợi ích cho làn da trắng sáng, cà chua còn chứa nhiều khoáng chất có lợi cho sự phát triển và khỏe mạnh của móng tay.
Cách dưỡng dài móng tay bằng cà chua như sau:
- Bước 1: Cà chua chín mang đi rửa sạch rồi ép lấy nước cốt.
- Bước 2: Lấy nước ép cà chua trộn trên 2 muỗng dầu oliu trộn đều tạo thành hỗn hợp mịn trong chén nhỏ.
- Bước 3: Làm sạch móng tay bằng nước ấm để laoij bỏ bụi bẩn, tạp chất.
- Bước 4: Ngâm 2 bàn tay vào chén hỗn hợp vừa tạo được lúc nãy trong 10 phút.
Lưu ý: Nên thực hiện cách dưỡng móng tay dài và cứng bằng cà chua mỗi ngày để thấy được hiệu quả làm dài móng hiệu quả nhé.
Cách dưỡng móng tay dài và cứng bằng dầu hạt lanh
Dầu hạt lanh có chứa nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của móng như omega 3m, vitamin E, A và các khoáng chất như: kali, magie, protein… Nếu áp dụng thường xuyên cách dưỡng móng tay dài và cứng bàng dầu hạt lanh thì bạn sẽ thấy được kết quả cực bất ngờ đấy.
Cách dưỡng móng bằng dầu hạt lanh như sau:
- Bước 1: Làm sạch móng tay bằng nước ấm để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn trong móng tay.
- Bước 2: Lấy một lượng dầu hạt lanh ra chén nhỏ, dùng cọ thoa nhẹ dầu hạt lanh lên đầu ngón tay ở cả hai bàn tay rồi massage nhẹ nhàng 1 vài phút.
- Bước 3: Làm sạch tay lại với nước ấm.
Chăm sóc móng nhanh dài và chắc khỏe với quả chanh
Quả chanh tươi không chỉ là nguyên liệu giúp chị em duy trì vóc dáng, giảm cân mà nó còn có công dụng vô cùng tuyệt vời trong chăm sóc móng tay. Hàm lượng vitamin C dồi dào có trong chanh có thể thúc đẩy quá trình phát triển móng diễn ra nhanh hơn.
Cách để móng tay nhanh dài trong 1 tuần bằng chanh tươi thực hiện như sau:
- Bước 1: Làm sạch quả chanh tươi rồi cắt lấy ½ trái chanh.
- Bước 2: Trước khi đi ngủ lấy ½ quả chanh vừa rồi xát trực tiếp lên 10 đầu ngón tay trong khoảng 5 phút.
- Bước 3: Rửa tay lại với nước sạch.
- Bước 4: Lau khô tay và sử dụng sơn dưỡng móng lên trên móng tay để qua đêm.
Làm móng tay khỏe mạnh hơn với củ tỏi
Tỏi cũng là một trong những cách dưỡng móng tay dài và cứng hiệu quả tại nhà. Tỏi có chứa nhiều thành phần acid acrylic có khả năng làm móng chắc khỏe và sáng bóng hơn. Đồng thời, các dưỡng chất khác có trong tỏi còn giúp móng tránh được tình trạng mềm yếu, dễ gãy.
Cách để móng tay nhanh dài trong 1 tuần bằng tỏi như sau:
- Cách 1: Bạn bóc vỏ tỏi bên ngoài rồi dùng tỏi chà trực tiếp lên phần móng tay đã được làm sạch rồi để nguyên trong 20 phút, rồi rửa sạch lại móng.
- Cách 2: Đập dập tỏi bóc vỏ rồi để trong hũ trong vòng ba ngày. Sau đó sử dụng tăm bông chấm nhựa tỏi rồi thoa đều lên móng tay.
- Cách 3: Lấy tỏi băm nhuyễn đắp lên móng tay và để nguyên trong 15 – 20 phút trước khi rửa sạch với nước.
Dùng nha đam chăm sóc sức khỏe của móng tay
Nha đam nổi tiếng với khả năng dưỡng da nhờ công dụng cấp ẩm và cân bằng độ PH. Bên cạnh đó, những hoạt chất trong nha đam còn giúp nuôi dưỡng móng chắc khỏe, dẻo dai hơn, giảm độ giòn và khô cho móng tay. Đồng thời các khoáng chất thiết yếu trong nha đam còn giúp loại bỏ các tế bào khô ráp, sần sùi trên móng tay. Từ đó, sản sinh ra những tế bào mới cho móng tay khỏe mạnh hơn.
Cách để móng tay dài và cứng bằng nha đam như sau:
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi.
- Bước 2: Đem lột phần vỏ bên ngoài và lấy phần gel nha đam ở bên trong.
- Bước 3: Mang phần thịt nha đam xay nhuyễn bằng máy xay.
- Bước 4: Sau khi làm sạch móng tay thì dùng nha đam xay nhuyễn đắp lên móng và giữ nguyên trong 20 phút.
- Bước 5: Làm sạch lại móng bằng nước ấm.
Kết hợp dâu tây với baking soda chăm sóc móng tay
Trong dâu tây có chứa nhiều chất xơ và các hoạt chất chống oxy hóa, trong đó có polyphenol. Thành phần này có khả năng làm móng chắc khỏe, trắng sáng hơn. Kết hợp cùng với baking soda sẽ là một loại mặt nạ móng chắc khỏe, nhanh dài và cứng cáp hơn.
Cách để móng tay nhanh dài trong 1 tuần bằng dâu tây và baking soda như sau:
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị khoảng 2 trái dâu tây và 1 ít bột baking soda
- Bước 2: Dâu tây mang đi rửa sạch rồi xay nhuyễn cùng với bột baking soda.
- Bước 3: Sau khi làm sạch móng thì thoa đều hỗn hợp mặt nạ chăm sóc móng trong 10 phút.
- Bước 4: Làm sạch lại móng cùng với nước ấm và sau đó thoa thêm kem dưỡng móng phù hợp.
Kết hợp trứng và sữa tươi không đường để dưỡng móng
Trong trứng gà có chứa hàm lượng lớn vitamin D, kẽm, selen… có khả năng phục hồi móng tay, cho móng chắc khỏe, giảm yếu gãy. Đồng thời, sữa tươi cũng là một nguyên liệu có chứa lượng canxi và vitamin D vô cùng dồi dào, cực kỳ tốt cho móng tay.
Cách để móng tay dài và cứng như sau:
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị 1 quả trứng và và 1 muỗng sữa tươi (nên chọn loại sữa tươi không đường).
- Bước 2: Trứng gà bạn tách lấy lòng đỏ rồi đem trộn đều với sữa tươi không đường.
- Bước 3: Sau khi làm sạch móng tay thì thoa đều hỗn hợp mặt nạ từ trứng và sữa tươi lên 10 đầu móng tay rồi massage nhẹ nhàng. Để nguyên hỗn hợp trên móng 10 phút.
- Bước 4: Làm sạch lại móng tay với nước.
Cách dưỡng móng tay dài và cứng với nước cam
Nước cam cũng giống như chanh có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào. Đồng thời các khoáng chất và chất xơ khác có trong nước cam còn có khả năng nuôi dưỡng, thúc đẩy quá trình phát triển của móng diễn ra nhanh hơn. Nhờ đó, móng tay sẽ nhanh chóng dài ra và chắc khỏe hơn.
Cách để móng tay dài và cứng như sau:
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị ½ trái cam tươi, sau đó mang vắt lấy nước cốt rồi cho ra một chén nhỏ.
- Bước 2: Làm sạch móng tay với nước ấm để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
- Bước 3: Cho 2 bàn tay vào chén nước cam ngâm trong 20 phút để dưỡng chất có trong cam có thể thấm đều vào móng.
- Bước 4: Làm sạch lại móng tay với nước sạch.
Những điều cần chú ý trong chăm sóc móng để móng chắc khỏe hơn
Ngoài những cách dưỡng móng tay dài và cứng từ nguyên liệu thiên nhiên trên đây. Bạn hãy đảm bảo một số lưu ý trong chăm sóc móng tay hằng ngày để giữ cho móng luôn chắc khỏe, giảm tình trạng móng yếu mềm, dễ gãy.
- Để giữ cho móng chắc khỏe, bạn hãy sử dụng những sản phẩm dưỡng móng chuyên dụng. Các sản phẩm này sẽ hỗ trợ giúp móng cứng cáp hơn, hạn chế tối đa tình trạng dễ gãy khi móng dài.
- Nên sử dụng găng tay bảo hộ để giữ cho tay không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài cũng như hóa chất, chất tẩy rửa hay vi khuẩn, bụi bẩn, giảm tối đa tình trạng móng yếu và gãy.
- Bổ sung thêm thực phẩm chức năng có chứa thành phần biotin để kích thích móng tay nhanh dài và cho móng chắc khỏe từ bên trong.
- Bổ sung chế độ ăn có chứa nhiều protein để móng phát triển và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, hãy bổ sung protein ở mức độ vừa đủ để tránh béo phì, tiểu đường. Một số loại thực phẩm tốt cho quá trình mọc móng như ngũ cốc, rau củ, sữa…
- Uống nhiều nước để cơ thể luôn đủ độ ẩm, đảm bảo cho móng tay không bị khô. Nhờ đó sẽ hạn chế tối đa tình trạng móng giòn, dễ gãy.
- Nên hạn chế để móng tay tiếp xúc với các vật cứng nhọn để tránh khiến móng tay bị xước, gãy rụng.
- Việc sơn móng hay sử dụng các sản phẩm rửa móng thường xuyên cũng không phải giải pháp cho móng tay. Bởi các thành phần trong sơn móng và chất rửa móng có chứa nhiều thành phần độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của móng tay.
- Hạn chế để móng tay ngâm trong nước quá lâu có thể khiến móng yếu mềm và dễ gãy rụng.
- Đảm bảo tỉa móng và bảo dưỡng móng tay đúng cách thường xuyên để móng gọn gàng, loại bỏ những phần da và móng yếu để phần móng mới sẽ khỏe mạnh hơn.
- Không nên sử dụng các dụng cụ dũa móng quá khô nhám bởi chúng có thể gây nứt gãy móng tay hoặc chảy máu.