Lấy nhân mụn tại nhà và 5 sai lầm bạn nên tránh

Lấy nhân mụn tại nhà

Lấy nhân mụn tại nhà là một phương pháp tự làm tự chăm sóc da để loại bỏ nhân mụn. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi sự cẩn thận và hiểu biết về quy trình và vệ sinh.

1. 5 sai lầm khi lấy nhân mụn tại nhà

Lấy nhân mụn nghe đơn giản nhưng không phải ai cũng làm đúng, gây ra những hậu quả không đáng có. Dưới đây là 5 những sai lầm phổ biến khi tự nặn mụn tại nhà mà bạn nên biết.

1.1. Lấy mụn bằng tay

Lấy mụn bằng tay là nguyên nhân phổ biến khiến cho các vùng mụn lan rộng hơn và tạo ra các ổ viêm trên da. Bởi vì vi khuẩn trong móng tay khi nặn mụn sẽ khiến cho các vùng mụn dễ bị nhiễm khuẩn.

Lấy nhân mụn bằng tay dễ bị nhiễm khuẩn gây viêm

Lấy nhân mụn bằng tay dễ bị nhiễm khuẩn gây viêm

Ngoài ra khi nặn mụn bằng tay thường khó có thể lấy được hết nhân mụn nằm sâu bên dưới lớp da. Trường hợp này sẽ khiến cho mụn dễ bị viêm, sưng mủ nếu không được xử lý đúng cách.

1.2. Nặn mụn khi chưa chín

Khi da nổi mụn sẽ khiến chúng ta có tâm lý cần nặn sớm để loại bỏ các nốt mụn kém thẩm mỹ trên mặt. Tuy nhiên điều này hoàn toàn chưa đúng bởi vì nếu lấy nhân mụn khi mụn chưa đến độ chín sẽ khiến nốt mụn bị chai hoặc nhân mụn không thể lấy sạch sâu từ đó gây ra ổ viêm.

Dấu hiệu nhận biết mụn chưa chín là khi cồi mụn chưa khô và nốt mụn chưa có đầu hoặc mụn còn đang sưng đỏ. Đối với các nốt mụn này, chúng ta nên sử dụng các loại thuốc chấm mụn để giúp làm gom cồi trước khi nặn mụn.

Nếu bạn cố gắng nặn mụn chưa chín sẽ khiến chúng bị chai khó điều trị

Nếu bạn cố gắng nặn mụn chưa chín sẽ khiến chúng bị chai khó điều trị

1.3. Dùng kim chích để lấy mụn bọc

Mụn bọc là loại mụn có nhân nằm sâu bên trong lớp da và không nhìn thấy được đầu mụn mà thường có dấu hiệu sưng đỏ, đau nhẹ khi chạm vào và có cảm giác cứng. Dùng kim chích là phương pháp được các bác sĩ, điều dưỡng da liễu thực hiện để nặn mụn bọc.

Tuy nhiên, chúng ta không nên tự ý sử dụng kim chích để nặn mụn bọc bởi vì nếu không nắm rõ cấu trúc, tình trạng của mụn sẽ khiến tổn thương phần biểu bì và điều này vô tình gây nên viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Ngoài ra nếu dùng kim chích để lấy nhân mụn sẽ dễ để lại sẹo, thâm mụn khó điều trị. Nếu da nổi mụn bọc chúng ta cần hạn chế tiếp xúc tay lên vùng mụn và sử dụng các loại sản phẩm giúp giảm sưng, viêm.

1.4. Sát khuẩn da và dụng cụ không đúng cách

Vấn đề vệ sinh khi lấy nhân mụn luôn là yếu tố quan trọng cần lưu ý. Chúng ta cần vệ sinh da mặt trước khi lấy mụn bằng sữa rửa mặt và lau khô bằng nước muối sinh lý. Đặc biệt, sau khi lấy mụn xong, da cũng cần được vệ sinh để loại bỏ vi khuẩn từ nhân mụn hoặc dịch máu, mủ trong mụn còn sót lại trên bề mặt da.

Bên cạnh đó dụng cụ lấy mụn không đảm bảo vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào nốt mụn gây viêm nhiễm.

Nên sát khuẩn da và dụng cụ lấy mụn để đảm bảo vệ sinh

Nên sát khuẩn da và dụng cụ lấy mụn để đảm bảo vệ sinh

1.5. Đắp mặt nạ ngay sau khi lấy mụn

Đắp mặt nạ ngay khi vừa lấy mụn xong sẽ khiến vùng da vừa nặn mụn dễ bị tổn thương và tạo ra môi trường cho vi khuẩn phát triển ở các vết thương hở này. Sau khi nặn mụn, chúng ta nên vệ sinh da bằng nước muối sinh lý và để da nghỉ ngơi ít nhất 1 tiếng trước khi sử dụng mặt nạ.

Ngoài ra, bạn nên chọn các loại mặt nạ có thành phần làm dịu da, hạn chế sử dụng các mặt nạ có nhiều dưỡng chất sẽ dễ gây bít tắc lỗ chân lông và gây mụn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không nên sử dụng các loại mặt nạ đất sét, mặt nạ lột,… sẽ khiến da bị khô và dễ tổn thương đến các vết mụn.

2. Phân biệt các loại mụn có thể nặn được

Việc lấy nhân mụn sạch sẽ giúp làm sạch bề mặt da và thông thoáng lỗ chân lông. Tuy nhiên nếu không hiểu rõ các loại mụn cũng như tính chất của chúng khi nặn sẽ dễ khiến các nốt mụn này viêm nặng hơn. Cùng tham khảo những đặc điểm phân biệt mụn có thể nặn được và mụn không nên tự ý nặn nhé.

2.1. Loại mụn có thể nặn được

Dấu hiệu nhận biết các loại mụn có thể nặn tại nhà:

  • Mụn đầu đen hoặc mụn cám có đầu mụn hiện rõ.
  • Loại mụn bọc nhỏ đã gom cồi, đầu mụn khô và lộ trên bề mặt da.
  • Mụn già có đầu và không trong tình trạng sưng, viêm hoặc không mọc thành mảng dính nhau.

Mụn nặn được thường có đầu trồi lên và khô cồi, không có mủ hay sưng đỏ

Mụn nặn được thường có đầu trồi lên và khô cồi, không có mủ hay sưng đỏ

Khi nặn các loại mụn này chúng ta cần lưu ý phải lấy nhân mụn sạch tận gốc để đảm bảo không viêm nhiễm đồng thời không tái phát trở lại. Mặc dù những nốt mụn này nhỏ và dễ xử lý nhưng nếu nặn mụn không đúng cách sẽ dễ khiến chúng có mủ, sưng đỏ.

>> Xem thêm cách lấy nhân mụn tại nhà

2.2. Loại mụn không nên tự ý nặn

  • Tuyệt đối không tự xử lý các loại mụn đang trong tình trạng sưng đỏ, đau vì đây là lúc mụn chưa chín. Nếu lấy mụn không đúng cách sẽ khiến cho da gặp thêm tổn thương và dễ nhiễm trùng.
  • Mụn viêm, mụn bọc là các loại mụn có chứa bọc mủ và nhân mụn nằm sâu bên dưới lớp da, nếu tác động nặn hoặc chích các đốt mụn này sẽ khiến ổ vi khuẩn hình thành dưới da. Điều này sẽ tạo điều kiện cho mụn hình thành thêm ở các vùng da lân cận khác.
  • Mụn ẩn là mụn li ti nằm dưới lớp da và không có đầu trồi lên bề mặt. Để làm sạch được loại mụn này cần sự hỗ trợ của kim chích. Mặc dù đây là phương pháp đơn giản nhưng nếu bạn không có chuyên môn về kỹ thuật lấy mụn sẽ dễ để lại sẹo trên da hoặc viêm nhiễm nếu không lấy sạch sâu chân mụn.

Không được tự xử lý các loại mụn đang viêm hoặc không có đầu mụn

Không được tự xử lý các loại mụn đang viêm hoặc không có đầu mụn

Hướng dẫn cách lấy nhân mụn tại nhà đúng đắn

Lấy nhân mụn tại nhà có thể được thực hiện nhưng cần tuân thủ quy trình và lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn và tránh tổn thương cho da:

  1. Chuẩn bị:
  • Rửa tay kỹ trước khi tiến hành.
  • Sử dụng khăn hoặc khăn mặt ấm để làm mềm mụn và mở lỗ chân lông.
  1. Vệ sinh:
  • Vệ sinh da mặt bằng một sản phẩm làm sạch nhẹ và nước ấm để loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa.
  • Không nên lấy nhân mụn trên da không được sạch.
  1. Sử dụng công cụ lấy nhân mụn:
  • Sử dụng cây lấy nhân mụn với đầu nhọn và khử trùng trước khi sử dụng.
  • Không sử dụng tay để lấy nhân mụn vì có thể gây nhiễm trùng và tổn thương da.
  1. Quy trình lấy nhân mụn:
  • Đặt cây lấy nhân mụn lên mụn, sử dụng đầu nhọn để áp lực nhẹ nhàng từ các hướng khác nhau.
  • Không cố tình ép mụn quá mạnh hoặc lấy mụn chưa chín, điều này có thể gây viêm nhiễm và sẹo.
  1. Sau khi lấy nhân mụn:
  • Lau vùng da đã lấy nhân mụn bằng nước hoa hồng hoặc nước lô hội để làm dịu và làm sạch da.
  • Tránh chạm tay vào vùng da đã lấy nhân mụn để tránh nhiễm trùng.

Lưu ý: Lấy nhân mụn tại nhà chỉ nên được thực hiện đối với mụn đen nhỏ hoặc mụn trứng cá. Đối với mụn viêm nhiễm, mụn sưng, mụn mủ hoặc da nhạy cảm, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu trước khi quyết định tự lấy nhân mụn. Nếu bạn không tự tin hoặc không có kỹ năng cần thiết, hãy để chuyên gia chăm sóc da hoặc bác sĩ da liễu tiến hành quá trình này.

Các phương pháp lấy nhân mụn tốt nhất hiện nay

Hiện nay, có một số phương pháp lấy nhân mụn hiệu quả và được sử dụng phổ biến. Dưới đây là một số phương pháp lấy nhân mụn tốt nhất hiện nay:

  1. Lấy nhân mụn bằng công nghệ cao: Công nghệ cao như điện diathermy hoặc công nghệ RF (Radio Frequency) được sử dụng để lấy nhân mụn một cách chính xác và an toàn. Các công nghệ này sử dụng sóng điện tử hoặc nhiệt để làm tan mụn và loại bỏ nhân mụn mà không gây tổn thương cho da xung quanh.
  2. Lấy nhân mụn bằng kim chuyên dụng: Sử dụng các kim lấy nhân mụn được thiết kế đặc biệt, các chuyên gia da liễu hoặc thẩm mỹ viên kỹ thuật có thể lấy nhân mụn một cách chính xác và hiệu quả. Việc này giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và sẹo.
  3. Lấy nhân mụn bằng bông gòn và kim: Sử dụng một bông gòn kháng khuẩn và kim để nhẹ nhàng lấy nhân mụn. Phương pháp này đòi hỏi sự cẩn thận và kỹ năng để tránh tổn thương da.
  4. Lấy nhân mụn bằng máy hút mụn: Máy hút mụn là một thiết bị chuyên dụng được sử dụng để hút nhân mụn và chất nhờn từ lỗ chân lông. Phương pháp này có thể giúp làm sạch sâu và giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Lưu ý rằng việc lấy nhân mụn nên được thực hiện bởi chuyên gia da liễu hoặc nhân viên spa có kinh nghiệm và được đào tạo về quy trình này. Điều này đảm bảo an toàn và giảm nguy cơ tổn thương da. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu để tìm hiểu về phương pháp lấy nhân mụn phù hợp với tình trạng da của bạn.

Những lưu ý khi xử lý mụn tại nhà

  • Nên sát khuẩn da bằng nước muối sinh lý trước và sau khi nặn mụn.
  • Nên đeo găng tay y tế khi nặn mụn để tránh vi khuẩn tiếp xúc với da.
  • Chỉ thực hiện xử lý các nốt mụn có thể nặn, không bị sưng, viêm.
  • Có thể sử dụng 2 đầu tăm bông để nặn mụn sẽ giúp hạn chế để lại thâm trên da.
  • Không nên sử dụng kim chích mụn nếu bạn không nắm rõ được kỹ thuật của phương pháp này.
  • Không sử dụng bất kỳ mỹ phẩm trên da trong vòng 24 giờ sau khi nặn mụn.
  • Tạm ngưng sử dụng các sản phẩm dưỡng da hoặc các dung dịch tẩy da chết trong 2 ngày đầu để tránh làm tổn thương da.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và sử dụng kem chống nắng để tránh thâm, sạm.
  • Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, kẽm để hỗ trợ quá trình hồi phục, làm liền sẹo mụn.
  • Trong 24 giờ đầu sau khi nặn mụn không nên vận động mạnh để tránh mồ hôi tiếp xúc với vết thương gây nhiễm trùng và bít tắc lỗ chân lông.

Lưu ý rằng việc lấy nhân mụn tại nhà có thể không phù hợp cho mọi người, đặc biệt là khi bạn không tự tin hoặc không có kỹ năng cần thiết. Nếu bạn gặp phải mụn nghiêm trọng hoặc da nhạy cảm, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để được tư vấn và hỗ trợ thích hợp.

Related Posts