Có rất nhiều bạn có thói quen nặn mụn, đặc biệt là mụn mủ. Điều này có tốt không và có những nguy cơ xấu nào? Chúng ta cùng tham khảo ý kiến của chuyên gia Nguyễn Văn Công – TT NCPT Thuốc đông y.
Chuyên gia Nguyễn Văn Công cho biết: “Theo nhận định và đánh giá của chúng tôi cũng như rất nhiều bác sĩ, chuyên gia khác, chúng tôi luôn khuyên những người bị mụn trứng cá không nên nặn mụn, đặc biệt là mụn mủ. Bởi mụn mủ là những nốt mụn sưng to, có mủ bên trong và gây đau nhức, khó chịu. Mụn mủ rất dễ bị tổn thương, chỉ cần sờ tay hoặc nặn nhẹ là mụn có thể bị vỡ ra. Hơn thế nữa, mụn mủ còn được coi là loại mụn nguy hiểm bởi chúng dễ gây ra viêm nhiễm trên da và lây lan rất nhanh tạo nguy cơ cho những biến chứng về da nặng hơn, khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn cũng như dễ để lại sẹo trên da. Vì vậy, đối với những nốt mụn mủ không nên nặn, phải giữ vệ sinh da thật tốt, tránh bụi bẩn, bã nhờn trên da”.
Chuyên gia Nguyễn Văn Công cũng chia sẻ về cách điều trị mụn mủ. Điều trị mụn mủ nói riêng, mụn trứng cá nói chung nên điều trị bằng Đông y, kết hợp trong uống ngoài bôi. Việc giữ gìn vệ sinh da và cân bằng nội tiết tố là phương pháp điều trị mụn an toàn, hiệu quả bền vững nhất hiện nay. Những người bị mụn trứng cá cần tìm hiểu thật kĩ để lựa chọn cho mình phương pháp trị mụn hiệu quả và an toàn.
Mụn mủ là gì?
Mụn mủ là một thể viêm của mụn trứng cá với sự xuất hiện của những nốt mụn có đầu nhân mủ trắng, vàng. Loại mụn này thường có đầu nhân nổi rõ lên trên bề mặt da, lớp da bên ngoài mụn khá mỏng nên rất dễ bị vỡ khi bị tác động trực tiếp. Khi mụn vỡ, nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì vi khuẩn có trong dịch máu, mủ có thể lây lan và gây mụn tại các vùng da khỏe mạnh khác.
Mụn mủ trắng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên khuôn mặt, mỗi một vị trí lại thể hiện cho một vấn đề sức khỏe nhất định. Một số vị trí mụn mủ thường xuất hiện trên mặt phải kể đến như:
- Mụn mủ ở cằm và xung quanh miệng
- Mụn mủ ở mũi
- Mụn mủ ở má
- Mụn mủ ở trán
- Mụn mủ mọc ở quai hàm
- Mụn mủ ở thái dương
Với bất kỳ vị trí nổi mụn mủ nào, khách hàng cũng cần có được cho mình giải pháp trị mụn phù hợp. Bởi lẽ, mụn mủ là một dạng mụn viêm nên khi không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng có hại cho sức khỏe.
Dấu hiệu nhận biết mụn mủ
Mụn mủ rất dễ nhận biết. Vùng da bất chợt nổi lên những nốt sưng đỏ, to, cảm giác rất buốt khi chạm nhẹ vào. Sau một thời gian thì đầu mụn lộ ra, có màu trắng hoặc vàng do mủ viêm, vi khuẩn tích tụ. Vùng da xung quanh bị viêm đỏ và sưng. Khi chạm vào cảm giác rất đau và khó chịu.
Mụn mủ thường mọc ở các vị trí như vai, ngực, mặt, cổ, lưng, vùng mu, chân tóc. Đây đều là những vùng có lỗ chân lông to, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, dễ khiến vi khuẩn tích tụ và gây bệnh.
Nguyên nhân gây ra mụn mủ
Hầu hết nguyên nhân khiến cho da xuất hiện mụn mủ là mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn bình thường. Hoặc ở một số người có cơ địa da bóng dầu, nhiều dầu nhờn thì cũng dễ bị bít tắc lỗ chân lông và dẫn đến mụn viêm, mụn mủ. Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân yếu tố kích thích mụn mủ xuất hiện như sau:
- Phản ứng dị ứng với thực phẩm
- Dị ứng môi trường hoặc côn trùng độc cắn
- Sử dụng kem trộn, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
- Các bước chăm sóc da sai cách
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Xác định được đúng nguyên nhân, người bệnh sẽ thiết lập được phương hướng điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả hơn.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Trong một số trường hợp, bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa gia liễu ngay để được thăm khám. Vì đó có thể là biểu hiện của hiện tượng nhiễm trùng da nghiêm trọng.
- Mụn mủ đột nhiên lan khắp mặt hoặc trên các bộ phận khác nhau của cơ thể cho thấy bạn bị nhiễm khuẩn
- Bạn có một đợt bùng phát mụn mủ đột ngột
- Mụn mủ bị đau hoặc rò rỉ chất lỏng
Bên cạnh đó, nếu cơ thể cũng xuất hiện các triệu chứng toàn thân khác thì người bệnh cần đến phòng cấp cứu bệnh viện ngay:
- Sốt
- Buồn nôn, nôn
- Tiêu chảy
- Đau nhiều ở vùng chứa mụn mủ
- Mụn mủ lớn vô cùng đau đớn
Loại mụn không nên nặn
Mụn đầu đen
Tuy rằng đây là một loại mụn “không nặng” vì nhân mụn không sâu, nằm ngay trên bề mặt da và cảm giác chỉ cần ấn nhẹ tay là nhân trồi lên nhưng tớ không hề khuyến khích nặn một chút nàoMụn đầu đen hình thành do bụi bẩn và dầu thừa tích tụ trong lỗ chân lông và bị oxy hoá chuyển dần sang màu đen. Việc bóp, nặn mụn đầu đen chỉ xử lí được nhân mụn đã bị oxi hoá một cách tạm thời mà còn làm các lỗ chân lông phình to hơn và mụn dễ tái phát hơn. Đó là chưa kể đến nguy cơ vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào da do các vết trầy xước gây ra dẫn đến viêm, nhiễm
Mụn mủ, mụn viêm
Cái thể loại này đau nhức khó chịu là thế nhưng ngoại trừ cách sống chung và “đối xử thân thiện” với nó ra thì mình không còn sự lựa chọn nào khác. Cố gắng loại bỏ nó qua lực bóp nặn chỉ càng làm nó có nguy cơ “sinh sôi, nảy nở và hãm hại chúng mình nhiều hơn thôi”
Mụn chai không đầu
Với một sự “ngốc nghếch” không hề nhẹ, tớ đã từng thử nặn mụn chai không đầu. Chiếc mụn cứng cứng cứ ở đó, ngày này qua ngày khác, sưng vù, ngứa ngáy nhưng nhất định không chịu lên đầu. Chiếc mụn hành hạ tớ trong 1 tuần liền và trong suốt những ngày đó tớ đã thử “bóp” nó ra để 3 lần liền nhưng tất cả những gì tớ nhận được chỉ là máu và nước mắt. Máu chảy ra từ nốt mụn và nước mặt vì đến vài tháng sau, vết thâm sẹo gây ra bởi nốt nặn đó vẫn còn nguyên. Một kinh nghiệm nhớ đời. Thế nên là làm gì thì làm, tuyệt đối không được nặn MỤN CHAI
Mụn thịt
Loại mụn này không gây đau, rát, ngứa, khó chịu trên bề mặt da nhưng lại làm ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mĩ. Nguyên nhân chủ yếu gây ra mụn thịt là kết quả của gene. Đáng buồn là đây cũng là một trong những loại mụn chúng mình không được phép “động tới” cũng không thể xử lí được tại nhà mà cần tới các biện pháp tác động sâu, có xâm lấn như Laser
Mụn đầu đinh
– KHÔNG ĐƯỢC
– TỰ xử lí mụn đầu đinh tại nhàĐây là loại mụn nguy hiểm mà tớ khuyên các cậu cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Nếu xử lí không đúng cách mụn đầu đinh rất dễ dàng quay trở lại, viêm nhiễm nặng hơn, để lại sẹo lớn thậm chí là tổn thương đến cơ và xương nếu bị nhiễm trùng
Mụn mủ có nên nặn không?
Mụn mủ thường là những đốt mụn sưng phồng, đầu đỏ, bên trong có chứa dịch mủ của xác chết bạch cầu, dầu nhờn và tế bào chết trong da. Trung bình những nốt mụn mủ có kích thước khoảng 5mm – 10mm, chứa mủ màu trắng hoặc vàng. Nếu bạn không biết cách chăm sóc cẩn thận thì mụn mủ dễ bị vỡ và tổn thương da.
Mụn mủ có ảnh hưởng thế nào?
- Tính thẩm mỹ: mụn mủ không mọc ở một vị trí cố định, chúng có thể mọc khắp cơ thể ở những vị trí như: mặt, cổ, trán, mũi, lưng…hoặc mọc thành cụm. Khiến chị em cảm thấy tự ti mỗi khi tiếp xúc với người xung quanh.
- Sức khỏe: Mụn mủ thường mọc rất to, gây đau đớn, có ảnh hưởng không ít đến chế độ sinh hoạt, sức khỏe. Một số trường hợp nặng còn có thể gây sốt.
- Tâm lý: Bên cạnh tự ti về nét thẩm mỹ, có nhiều bạn cảm thấy lo lắng, không biết mụn mủ có nên nặn không? Khi nào thì nặn được và luôn tìm cách xử lý chúng.
Vậy liệu rằng “mụn mủ có nên nặn không?”. Câu trả lời chắc chắn là “Không”. Bởi những lý do sau:
- Việc nặn mụn không đúng cách khi nhân mụn chưa chín. Hoặc sử dụng không đúng sản phẩm chuyên nghiệp dành cho nặn mụn thì nguy cơ để lại sẹo thâm rất cao. Bên cạnh đó, nhân mụn còn sót lại sẽ gây viêm, làm vết thương sưng to, đau rát hơn.
- Không biết chọn dụng cụ nặn mụn đúng cách, dễ làm đau và gây hại cho da.
- Không biết cách vệ sinh sạch sẽ dụng cụ trước và sau khi nặn mụn. Hơn nữa, các vùng da bị nhiễm trùng, mụn viêm sẽ nặng và dễ lây lan các vùng lân cận.
- Dễ bị vi khuẩn xâm nhập: thông thường chúng ta hay dùng tay để nặn mụn mủ. Tuy nhiên, trên tay có thể chứa vô số vi khuẩn, chúng sẽ theo đó xâm nhập vào vết thương hở, gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho da. Nốt mụn không những không lành, mà còn phát triển mạnh hơn.
- Dễ để lại sẹo, vết thâm: các nốt mụn cám thông thường khi nặn sẽ để lại vết thâm, sẹo, huống hồ là mụn mủ thì vết thâm và sẹo lại càng to hơn. Những vết thâm này phải mất thời gian khá lâu mới mờ hẳn. Vì thế, nặn mụn mủ không đúng cách gây ảnh hưởng khá lớn đến thẩm mỹ.
- Khiến mụn lây lan: vi khuẩn, máu, dịch mủ từ mụn mủ khi nặn có thể dính vào các vùng da khác. Từ đó khiến vùng da bình thường bị sưng đỏ, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm và hình thành nốt mụn mới.
- Thêm một lý do nữa không nên nặn mụn mủ, chính là tính hiệu quả của nó. Do mụn mủ hình thành từ tính trạng viêm nhiễm kéo dài. Lúc này da tích tụ nhiều loại vi khuẩn và không thể giải quyết được bằng các loại mỹ phẩm thường ngày nữa. Bạn càng cố nặn càng không hiệu quả.
Do đó, phương pháp tự nặn mụn mủ tại nhà trong trường hợp có quá nhiều mụn, sẽ không được khuyến khích. Bạn nên tham khảo các cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị mụn an toàn.
Bên cạnh việc nắm được vấn đề mụn mủ có nên nặn không thì rất nhiều chị em cũng phân vân không biết rằng khi nào thì mới được nặn mụn mủ. Các khách hàng hãy đọc ngay nội dung dưới đây để biết thêm.
Khi nào nên nặn mụn mủ?
Mặc dù bạn đã biết được thông tin khi bị mụn mủ thì các khách hàng không nên nặn. Tuy nhiên, ở một số trường hợp đặc biệt thì bạn vẫn có thể loại bỏ mụn. Bởi lẽ, nếu như bạn để mụn quá lâu trên da mà không được xử lý sẽ khiến làn da ảnh hưởng lâu dài. Từ đó, các tình trạng mụn viêm, thâm sẹo cũng nhanh chóng xuất hiện trên da.
Theo các y bác sĩ trong ngành dược liệu và thẩm mỹ đã chỉ ra rằng thì bạn có thể nặn mụn mủ trong trường hợp nhân mụn đã chín, đầu mụn đã xuất hiện rõ trên da. Đồng thời, bạn tuyệt đối không được sử dụng tay nặn hay sử dụng các tác động mạnh lên mụn khi chúng đang bị mủ, còn viêm sưng.
Đặc biệt hơn, khi nặn mụn thì bạn cũng chú ý nặn tại các mụn đơn lẻ và dễ dàng thực hiện. Đối với các cụm mụn nhiều và cắm sâu vào da thì bạn không nên thực hiện phương pháp nặn mụn tại nhà. Thay vào đó, bạn nên tham khảo địa chỉ nặn mụn uy tín, chất lượng để lấy nhân mụn hiệu quả nhất.
Mụn mủ viêm có nên nặn không?
Sau khi bạn đã biết được mụn mủ có nên nặn không thì đến đây các khách hàng cũng nên nắm rõ được thông tin về việc mụn mủ viêm có được nặn hay không?
Theo như các y bác sĩ đã chỉ ra rằng bạn không được nặn mụn mủ viêm. Bởi lẽ, trong giai đoạn này làn da của bạn đang cực kỳ kích ứng và nhạy cảm. Việc nặn mụn trong thời điểm mụn đang viêm nhiễm sẽ gây ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với da. Do đó, bạn tuyệt đối không được nặn mụn viêm.
Mụn mủ trắng có nên nặn không?
Rất nhiều chị em hiện nay vẫn còn băn khoăn về vấn đề mụn mủ trắng có được nặn hay không. Bởi lẽ mụn mủ trắng gây nên rất nhiều bất lợi trong cuộc sống của bạn. Do đó, bạn hoàn toàn có thể nặn mụn mủ khi đã có nhân trắng. Vì phương pháp này có thể giúp bạn loại bỏ được hết vi khuẩn và nhân mụn sâu ở da.
Tuy nhiên, các chị em nên cân nhắc đến tại các spa, địa chỉ chăm sóc da để lấy nhân mụn. Việc thực hiện tại nhà không đảm bảo vệ sinh, đúng quy trình có thể khiến mụn lan rộng hơn và làn da tổn thương sâu hơn.
Thời điểm nặn mụn hiệu quả
Tùy vào tình trạng của nốt mụn như mụn bọc nhân to hay nhỏ mà bạn có thể quyết định nặn. Thông thường, đối với mụn nhỏ sẽ mất khoảng thời gian từ 2 đến 3 tuần để đợi cồi mụn khô. Thời gian sẽ dài hơn từ 3 – 4 đối với mụn to để bạn có thể loại bỏ mụn một cách an toàn nhất
Những trường hợp nặng như mụn viêm mủ, mụn bọc ẩn, mụn đinh râu,… thì không nên tự ý nặn nhé!
Thời điểm thích hợp để nặn mụn nên vào buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi đã làm sạch lỗ chân lông. Bởi khi da mặt đã tẩy trang và xông hơi sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bạn lấy nhân mụn một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, giấc ngủ dài sẽ giúp làn da được nghỉ ngơi và phục hồi nhanh chóng.
7 bước nặn mụn không để lại sẹo rỗ, thâm lõm
Nặn mụn không hề đơn giản bởi nếu để sót nhân, mụn sẽ tiếp tục phát triển và hình thành mụn mới. Thêm vào đó, việc không tuân thủ các bước nặn mụn đúng cách hay không rửa tay khi nặn mụn,… Rất có thể làm cho tình trạng của da càng tồi tệ hơn.
Do đó, cần lưu ý thực hiện các bước nặn mụn đúng cách được chia sẻ dưới đây:
Sau đây Doctor Scar sẽ hướng dẫn bạn cách nặn mụn không để lại sẹo rỗ đúng chỉ với 7 bước đơn giản mà các bạn nên bỏ túi:
Bước 1: Xác định loại mụn cần nặn đã chín và thấy nhân mụn chưa?
Chỉ nên xử lý đối với các nốt mụn đã chín, không sưng đau hay vẫn đang viêm và nhiều mủ trắng. Chú ý nặn mụn vào buổi tối để da có thời gian làm lành vết thương.
Bước 2: Làm giãn nở lỗ chân lông
Đây là bước cực kỳ quan trọng giúp ngăn cản vi khuẩn xâm nhập sau khi nặn mụn xong. Bạn nên làm sạch da với nước tẩy trang và toner. Sau đó rửa lại với nước rửa mặt và đừng quên massage để da co giãn và làm thông thoáng lỗng chân.
Bước tiếp theo là xông hơi hoặc dùng khăn ấm chườm lên da từ 2 – 3 phút. Lỗ chân lông thoáng sẽ tạo điều kiện đẩy nhân mụn ra ngoài một cách dễ dàng.
Bước 3: Làm sạch vùng da chuẩn bị nặn mụn
Làm sạch da mụn với bông tẩy trang chứa cồn pha loãng. Bước này nhằm đảm bảo tuyệt đối không để bụi bẩn bám lên mụn sau khi nặn.
Bước 4: Khử trùng các dụng cụ nặn mụn
Bước này có thể sẽ nhiều bạn quên mất mà bỏ qua. Nhưng hãy nhớ vấn đề vệ sinh luôn đặt lên hàng đầu. Bạn nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch cồn rửa tay. Đối với dụng cụ nặn mụn, nên hơ qua lửa hoặc lau sạch bằng dung dịch sát khuẩn sát khuẩn.
Bước 5: Tiến hành nặn mụn
Đây là một trong những bước cực kỳ quan trọng trong cách nặn mụn không để lại sẹo rỗ. Nếu sử dụng cây nặn mụn, bạn hãy nhấn nhẹ dụng cụ xung quanh mụn theo chiều ngược mọc lông. Chú ý lấy hết nhân mụn để tránh mụn tiếp tục phát triển và hình thành mụn mới.
Nếu dùng tay, bạn chú ý lấy hai đầu ngón tay ấn nhẹ vùng quanh nốt mụn và dồn lực vào chân mụn một cách dứt khoát. Đối với những nốt mụn có chân sâu thì hãy kiên nhẫn đẩy nhẹ để nhân mụn xuất hiện và trồi lên da cho đến khi thấy hết gốc mụn.
Nếu dùng tay để nặn, hãy dùng hai đầu ngón tay nặn khu vực xung quanh nốt mụn. Lực dồn vào chân mụn để ấn dứt khoát. Nếu mụn có chân mụn sâu. Hãy đẩy mụn nhẹ nhàng để nhân mụn xuất hiện và trồi lên da đến khi thấy gốc mụn.
Khi cồi đã trồi lên, hãy gạt nhẹ nhân mụn ra khỏi da bằng tăm bông sạch.
Bước 6: Vệ sinh lại vùng da mụn vừa nặn
Sau khi lấy được nhân mụn, cần làm sạch da mặt một lần nữa. Doctor Scar khuyên bạn nên dùng nước tẩy trang chứa Sulfur 5% để khử khuẩn toàn bộ da mặt. Nhằm giúp da bạn kháng khuẩn, kháng viêm, giảm sưng tấy.
Bước 7: Chăm sóc da sau khi thực hiện các bước nặn mụn không để lại sẹo rỗ
Sau khi nặn mụn, lỗ chân lông sẽ bị to. Do đó vi khuẩn và bụi bẩn, tế bào chết, bã nhờn rất dễ xâm nhập trở lại. Để tránh tình trạng này, sau khi nặn bạn nên sử dụng cho da thuốc điều trị mụn chuyên dụng. Ví dụ như các loại Serum đặc trị sẹo rỗ. Hoặc cách đơn giản hơn là chấm nghệ tươi vào các nốt mụn làm giảm tình trạng sưng viêm, lỗ chân lông to hay vết thâm rỗ.
Một số lưu ý để nặn mụn mủ không để lại sẹo rỗ
Bên cạnh tuân thủ đúng cách bước nêu trên, trong quá trình nặn mụn, bạn cũng cần lưu ý những điều sau:
- Đảm bảo nhân mụn đã được lấy sạch sẽ.
- Đảm bảo giữ vệ sinh khi nặn mụn.
- Sau khi nặn, không đưa tay sờ lên nốt mụn
- Dành thời gian 10 tiếng để da nghỉ ngơi trước khi bôi thuốc điều trị
- Không rửa sữa rửa mặt để làm sạch lại da.
Để có làn da khoẻ cần nắm được các bước nặn mụn không để lại sẹo rỗ.