Tiết lộ bí quyết nặn mụn trứng cá không để lại dấu vết, không đau, không sưng

Nặn mụn là cần thiết để loại bỏ nhân mụn nằm sâu dưới da. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nặn mụn đúng cách và gây ra các tổn thương da, để lại vết thâm, sẹo mụn khó lành. Dưới đây biquyettrimun.net sẽ tiết lộ cho các bạn cách nặn mụn chuyên nghiệp, chuẩn như ở spa, nặn mụn không để lại dấu vết, không sưng không đau…

Không phải lúc nào cũng có thể nặn mụn

Bạn nên tiến hành nặn mụn khi mụn không còn viêm, khi mụn trứng cá còn viêm sẽ có những biểu hiện, sưng, nóng, đỏ, đau: Lúc này phản ứng viêm nếu nặn mụn vào thời điểm này sẽ kích thích phản ứng viêm và làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Nên tiến hành nặn mụn khi mụn đã khô cồi
Nên tiến hành nặn mụn khi mụn đã khô cồi

Thời điểm tốt nhất để tiến hành nặn mụn là khi nhân mụn đã trồi lên bề mặt da giúp bạn có thể loại bỏ dễ dàng. khi nhân mụn còn nằm sâu trong lỗ chân lông thì việc cố nặn khiến da tổn thương nhiều hơn.

Đối với các loại mụn mủ và mụn bọc thì khi nhân mụn còn lan rộng. Nặn mụn có thể làm lây lan mụn ra vùng da khác.

Bí quyết nặn mụn không để lại sẹo, không sưng không đau như ở spa

Bước 1: Xông hơi da mặt trước khi nặn mụn sẽ làm cho lỗ chân lông được giãn nở và mở rộng ra, lớp sừng ở bề mặt da mềm để nhân mụn có thể thoát ra dễ dàng.

Xông hơi giúp bạn lấy nhân mụn dễ dàng hơn và không bị đau
Xông hơi giúp bạn lấy nhân mụn dễ dàng hơn và không bị đau

 

Cách thực hiện: Sử dụng một bát nước nóng. Dùng khăn trùm đầu để xông hơi da mặt khoảng vài phút trước khi nặn mụn. Hoặc bạn cũng có thể dùng khăn ẩm thấm nước nóng và massage nhẹ nhàng lên vùng da bị mụn.

Bước 2: Đảm bảo các dụng cụ hay tay có thể tiếp xúc với da khi nặn mụn đều được sạch sẽ. Một số người không có thói quen vệ sinh tay, dụng cụ nặn mụn mà đã thực hiện việc nặn mụn khiến cho làn da mụn dễ dàng bị viêm nhiễm bởi các vi khuẩn.

Cách thực hiện: Vệ sinh bàn tay hay dụng cụ nặn mụn bằng xà phòng hoặc nước tẩy rửa trước khi sử dụng chúng để nặn mụn và sau khi sử dụng bằng cồn, nước muối hoặc nước đun sôi.

Bước 3: Nặn mụn một cách khoa học

Bạn hãy dùng lực của các ngón tay để nặn vào khu vực xung quanh các nốt mụn, sao cho lực dồn tập trung vào chân mụn để nhân mụn được đẩy ra bên ngoài. Lấy băng gạc vô trùng để thấm hết toàn bộ vết nước mà mụn đã thoát ra hoặc ấn nhẹ nhàng dụng cụ nặn mụn theo chiều ngược lỗ chân lông. Chỉ thực hiện với các nốt mụn đã già và cần phải xử lý hết máu hay nước vàng bên trong các nốt mụn.

Ấn nhẹ nhàng dụng cụ nặn mụn theo chiều ngược lỗ chân lông để lấy nhân mụn ra ngoài
Ấn nhẹ nhàng dụng cụ nặn mụn theo chiều ngược lỗ chân lông để lấy nhân mụn ra ngoài

 

Bước 4: Rửa mặt và sát khuẩn sau khi nặn mụn

Nêu không sát khuẩn sau khi nặn mụn điều này vô tình khiến da dễ bị vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm nặng hơn. Sau khi nặn mụn xong, da sẽ dễ bị nhiễm khuẩn nên việc rửa mặt và sát khuẩn là vô cùng quan trọng. Có thể rửa lại mặt lại bằng nước sạch rồi dùng bông tẩy trang sạch thấm nước muối sinh lý thoa nhẹ nhàng lên da. Nếu vết mụn lớn và có chảy máu thì bạn có thể dùng dung dịch sát khuẩn PVP iod để sát khuẩn và vệ sinh lại bằng nước sạch.

Sử dụng các loại thuốc, mỹ phẩm trị mụn

Bước cuối cùng là thoa kem trị mụn vào phần da vừa không để lại sẹo thâm bạn nhé. Các loại kem có chứa thành phần trị mụn như là Benzoyl Peroxide, Clindamycin…Các loại kem có hoạt chất kháng viêm trị sẹo, trị thâm là sự lựa chọn tốt nhất cho làn da của bạn!

Đừng quên bôi kem trị mụn sau khi nặn mụn

Bạn có thể áp dụng các lưu ý trên để có thể nặn mụn tại nhà mà lại đạt được hiệu quả như ở spa. Tuy nhiên, nếu làn da của bạn có quá nhiều mụn, các nốt mụn kéo dài, viêm sưng lâu ngày thì bạn nên đến các địa chỉ phòng khám da liễu hoặc bệnh viện, spa để điều trị tránh hiện tượng tổn thương da làm cho da lâu lành, bị sẹo thâm sẹo rỗ khó điều trị. Nghiêm trọng hơn có thể gây nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.